Chuyển đến nội dung chính

Blog Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh

Mình muốn viết bài chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh này khá lâu rồi. Từ ngày qua Úc sống và đi học mới phát hiện ra trước giờ tiếng Anh của mình phát âm sai khá nhiều. Mình được điểm nhất đó là rất tự tin trong giao tiếp (Mặc dù giờ biết mình vẫn luôn nói sai những âm đó, không sao tự tin là được) 😅 Nội dung bài viết:    Lỗi phát âm đa số người Việt thường mắc p Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh hải trong tiếng anh Cách khắc phục các lỗi   Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả Trước tiên, mình muốn chia sẻ về các lỗi sai mà mình thường mắc phải khi mình còn ở Việt Nam (và hiện tại nếu không chú ý). Hy vọng khi bạn đọc tới có thể tự phát hiện ra liệu mình có phát âm sai như mình hay không? Sau đó, mình sẽ chia sẻ cách mình cải thiện những âm tiết đó như thế nào? Bạn cũng có thể quan tâm tới bài viết mình chia sẻ về cách học tiếng anh ở phần 2 này:  Chia sẻ kinh nghiệm tự học tiếng anh giao tiếp #1. Lỗi mà mình và đa số người Việt chúng mình thường phát âm sai: Tr

Bảo vệ môi người bằng cách nào

Nếu bạn đang tìm kiếm từ này, điều này có nghĩa bạn là người tuyệt vời, vì bạn có ý thức bảo vệ môi trường cho tương lai. Bài viết là những chia sẻ từ chính kinh nghiệm của bản thân khi sống bên Úc, khi nhận thấy, học được, cách họ bảo vệ môi trường từ những việc làm hàng ngày. Môi trường là vấn đề luôn được nhắc tới trên các bài báo, chương trình truyền hình hàng ngày với nhiều bài viết/chương trình nói về môi trường, những bài viết/chương trình tôn vinh về những người có ý thức, và làm những việc bảo vệ môi trường.
Chính phủ Úc cũng như các tổ chức xã hội khác thực sự rất quan tâm, chú trọng và đề cao tới vấn đề này. Điều này góp phần vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của từng người. 
Các cách bảo vệ môi trường mà mỗi chúng ta có thể học theo:

1. Giáo dục về môi trường

Đối với những người mới nhập cư, ở trong những buổi giảng dạy tiếng Anh mà chính phủ hỗ trợ, đều có lồng những bài viết về bảo vệ môi trường. Họ nói về tác hại của việc mất cân bằng tự nhiên, họ nói về những vấn đề khó khăn mà họ đang phải đối mặt khi thiếu cân bằng về tự nhiên. Tiếp sau đó, là cách mà mỗi một người có thể có ý thức bảo vệ môi trường như thế nào. Từ những điều đơn giản nhất giúp bảo vệ môi trường như: Đi mua đồ hãy nhớ mang theo túi tái sử dụng, những loại túi có thể sử dụng được nhiều lần, túi ni lông có thể giặt đi và sử dụng lại và hạn chế sử dụng túi ni lông.
Sử dụng túi tự phân hủy và dùng được nhiều lần
Nhớ chiếc làn mây và sau này là làn nhựa ngày trước mẹ mình hay dùng để đi chợ.

Để bảo vệ môi trường, cách bạn có thể thay đổi từ chính mình đó là bạn hãy thay đổi và giáo dục con, cháu và giúp những người xung quanh hiểu được giá trị của môi trường. Hãy mang túi để đi chợ mua sắm thay vì dùng túi ni lông.
Truyện vui, mình có một cô bạn người Việt cũng qua Úc định cư và bạn ấy đi học, khi thầy giáo hỏi về cách cô ấy tiết kiệm nước như thế nào thì bạn ấy trả lời: "I reuse/catch the water that I use to wash vegetable to water the garden... and I only fill up my water bottle from our school to save the water from home" - Tạm dich, bạn ấy nói với thầy giáo là: "tôi lấy nước rửa rau để tưới nước cho cây ở vườn,... và tôi chỉ lấy nước vào chai của tôi khi ở trường để tiết kiệm nước ở nhà" 😅. Vế thứ hai ở câu là bạn ấy trêu thầy giáo vậy. 
Vườn quốc gia ngay trung tâm thành phố

Vườn hoa hồng lớn dọc bờ sông



2. Tái sử dụng

Có rất nhiều bài viết về những sáng tạo, sáng chế về việc tái sử dụng đồ được đề cao và nêu gương bên này. Nếu bạn sống ở Hà Nội và bạn biết tới hàng thùng/hàng bành chắc hẳn bạn đã từng tới chợ hàng thùng Kim Liên, hoặc nếu bạn ở Đà Nẵng chắc hẳn bạn đã ghé hàng si chợ Cồn vào chiều cuối tuần. Mình biết những nơi này bởi vì mình cũng là người đi mua hàng "si" và hàng "thùng" khi sống ở Việt Nam.
Bên Úc có rất nhiều hệ thống những cửa hàng như vậy, không chỉ về quần áo mà còn có rất nhiều các món hàng khác như: bát đũa, xoong nồi, bàn ghế, bình, tủ...
Bên này họ có những tổ chức từ thiện như Lifeline, Red Cross, Opshop ... là những nơi nhận những món đồ cũ, không dùng tới từ những người dân, gia đình. Những tổ chức từ thiện này gom những món đồ cũ này, và bán lại cho những người cần dùng và tiền đó được sử dụng để làm từ thiện, hỗ trợ người khó khăn, bị bệnh, trẻ em, những người cần sự giúp đỡ. Có rất nhiều fashionista/influencer (tín đồ thời trang và những người nổi tiếng) chọn và giới thiệu về cách làm mới những món đồ được tái sử dụng.

Lifeline - Tổ chức từ thiện lớn ở bên Úc bán đồ cũ để gây quỹ.

Ở Việt Nam mình, theo sự hiểu biết của mình thì chưa có hình thức cho từ thiện, nhưng việc cho lại người khác đồ mình không dùng tới cũng là một cách để bảo vệ môi trường rất thiết thực.
Bên trong cửa hàng bán cũ

Đồ dùng gia đình được sử dụng lại


Bạn có thể tưởng tượng, đất nước hơn 90 triệu dân, nếu mỗi người đều bỏ đi một món quần áo thì số lượng rác thải sẽ lớn như thế nào. Đất nước mình có diện tích nhỏ, nhưng tỉ lệ dân số lại rất cao, vì vậy nếu mỗi chúng ta đều có ý thức, tái sử dụng, chắc chắn sẽ giúp ích được rất nhiều. 
Ở Việt Nam mình có câu: "cũ người mới ta", đồ có thể bạn không còn yêu thích nữa, thì lại rất giá trị đối với người khác.

3. Tinh thần yêu cây xanh 

Một trong những chương trình mà mình rất yêu thích bên này đó là "Gardening Australia" - Chương chình được làm bởi kênh truyền hình của chính phủ. 
Giúp truyền cảm hứng, và đề cao tinh thần làm vườn, trồng cây. Đây là một trong những chương trình được yêu thích nhất ở sứ xở chuột túi. 
Nguồn Ảnh: 

GARDENING AUSTRALIA - ABC


Nước Úc thường xuyên đối mặt với vẫn nạn hạn hán, nguồn khoáng sản nước ngọt (nguồn nước tự nhiên) có hạn, vì vậy việc trồng cây ở đây không hề dễ dàng.
Nhưng chương trình này, họ hướng dẫn về cách làm vườn, mùa nào trồng những loại cây nào ở vườn, cách làm phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt từ gia đình: Vỏ trái cây, thức ăn thừa, rác thải từ rau xanh đều có thể sử dụng thùng làm phân hữu cơ (compost bin) ủ làm phân hữu cơ và sử dụng cho vườn cây quanh nhà.
Đa số các chung cư đều bên này có những thùng này ở góc vườn, hoặc có những thùng rác chứa đồ tái chế hưu cơ riêng ở mỗi tòa nhà.
Cây mình trồng
Vườn rau sử dụng phân hữu cơ và tận dụng lá quanh nhà để giữ ẩm cho đất


4. Văn hóa trân trọng đồ cũ - Truyền thống

Đối với văn hóa bên này, mình nhận ra một điều là mỗi đồ vật của mỗi gia đình đều chứa đựng một câu chuyện. Hầu như những người bạn mình quen biết, khi mình tới nhà họ đều có những món đồ mà khi mình hỏi họ sẽ kể lại rằng: "ồ bức tranh đó là nơi mà tao sống hồi nhỏ, và gần như ai tới cũng nói rằng đã từng ở góc đó" hoặc, "chiếc tủ này là của bố tôi đã tự tay làm cho vợ chồng tôi"... tất cả những món đồ đều có những câu chuyện riêng, và họ rất thích thú khi kể, và trong mắt họ luôn toát lên sự tự hào và trân trọng ở mỗi món đồ.
Chiếc tủ đựng đồ con trai được ông nội tặng, chiếc tủ mà ông bà mang từ bên Anh khi tới Úc định cư vào năm 1968.

 Chiếc tủ đựng côc chén gia đình mình được gia đình người bạn tặng


Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ rất ít khi bỏ đi những đồ của bố mẹ đã dùng. Vì vậy những món đồ họ đang dùng sẽ sử dụng được ít nhất là 10-20 năm, hoặc thậm trí cả thế hệ sau. Một trong những việc giúp bảo vệ môi trường cực hiệu quả, thay vì họ bỏ món đồ đi, thì họ sẽ giữ lại và truyền cho thế hệ sau dù chỉ là một chiếc ghế bà ngoại hay dùng, một chiếc hộp đựng nữ trang bà nội dùng, hay một chiếc tủ đựng cốc chén do bố mẹ để lại.
Bên này họ có những cửa hàng "repair" - sửa chữa đồ cũ, họ sửa chữa từ bình hoa vỡ, chiếc ghế, dụng cụ làm vườn ... Đôi khi, những món đồ họ sửa lại, có thể sẽ đắt hơn khi họ đi mua mới, nhưng đối với nhiều người, bảo vệ môi trường, và giữ lại kỷ niệm quan trọng hơn rất nhiều.

5. Chăm chút món đồ họ đang có

Bạn có thể nói "hạn chế dùng đồ nếu không cần thiết", vừa tiết kiệm được tiền vừa bảo vệ môi trường. Đồ đang dùng trong nhà họ sẽ sử dụng rất cẩn thận, và trân trọng bởi họ quan niệm nếu họ làm hỏng, thì họ sẽ phải mua món đồ khác. Tiền để mua lại món đồ đó, họ có thể tiết kiệm hoặc để dùng vào những việc quan trọng hơn và quan trọng hơn cả là họ có thể mất đi vật kỷ niệm từ người thân.
Bộ bàn ăn gia đình mình mua lại trên trang bán đồ cũ, bộ bàn ghế của môt gia đình được bà ngoại để lại, nhưng khi họ chuyển tới nhà mới sống, thì bộ bàn ghế quá lớn và chiếm diện tích nên bán với giá cực rẻ.


Vì vậy, đồ nội thất trong nhà, đều sử dụng và lau chùi để bảo quản đồ được tốt hơn, lâu hơn. 
Như ghế sofa bằng da, gia đình mình và một số người bạn mình, đều có lọ dưỡng da cho ghế sofa. Sau một khoảng thời gian, thì mình lại lau chùi và dưỡng da cho bộ ghế sofa da. Hoặc, người bạn mình sử dụng một tấm khăn trải lên phía trên ghế vào mùa đông vừa giữ ấm vừa giúp bảo vệ lớp da trên ghế.
Hay như bức tường trong nhà họ cũng hạn chế đóng đinh, bởi nó sẽ làm yếu kết cấu tường nhà và làm bong phần bên ngoài. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng dây để treo, nếu đã đóng đinh lên tường, khi họ không treo món đồ đó nữa thì ngay lập tức họ sẽ dùng cát và sơn để làm lại tường. Nếu là nhà thuê, thường là sẽ có trong mục hợp đồng, vì vậy chính bản hợp đồng cũng giúp những người chưa có ý thức phải cẩn thận hơn, từ đó thay đổi tính cách và ý thức dần.

Tất cả những điều trên là từ sự trải nghiệm ít ỏi của mình nhưng thực tế bản thân mình đã thay đổi rất nhiều. Nếu ngày xưa mình cũng có khoảng 30% ý thức dùng túi giấy thay túi ni lông thì giờ đã lên tới 80%. Hoặc trước kia mình không chú trọng về cây cối nhiều, thì giờ tự tay chăm cây, tự tay bỏ rác vào thùng để làm phân hữu cơ, tự đi bón cây từ phân hữu cơ và sử dụng lá cây để giữ ẩm cho khu vườn riêng.

Chỉ là những điều đơn giản nhưng nó giúp chúng ta bảo vệ được môi trường sống. Đặc biệt tất cả những điều này, mỗi bản thân chúng ta đều có thể tự làm được hàng ngày. Từ điều nhỏ, từ chính bạn sẽ lan truyền sang những người xung quanh. Hãy chung tay bảo vệ môi trường nhé, đừng nghĩ rằng mình bạn sẽ không thay đổi được, bởi nếu bạn thay đổi sẽ có nhiều người như bạn. Góp gió thành bão, nếu bạn không bắt đầu từ bây giờ, thì sẽ không có sự thay đổi của ngày mai.



Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác của mình bằng Tiếng Anh tại:

Many more.... at the link: https://thusmiles.com/








Nhận xét