Chuyển đến nội dung chính

Blog Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh

Mình muốn viết bài chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh này khá lâu rồi. Từ ngày qua Úc sống và đi học mới phát hiện ra trước giờ tiếng Anh của mình phát âm sai khá nhiều. Mình được điểm nhất đó là rất tự tin trong giao tiếp (Mặc dù giờ biết mình vẫn luôn nói sai những âm đó, không sao tự tin là được) 😅 Nội dung bài viết:    Lỗi phát âm đa số người Việt thường mắc p Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh hải trong tiếng anh Cách khắc phục các lỗi   Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả Trước tiên, mình muốn chia sẻ về các lỗi sai mà mình thường mắc phải khi mình còn ở Việt Nam (và hiện tại nếu không chú ý). Hy vọng khi bạn đọc tới có thể tự phát hiện ra liệu mình có phát âm sai như mình hay không? Sau đó, mình sẽ chia sẻ cách mình cải thiện những âm tiết đó như thế nào? Bạn cũng có thể quan tâm tới bài viết mình chia sẻ về cách học tiếng anh ở phần 2 này:  Chia sẻ kinh nghiệm tự học tiếng anh giao tiếp #1. Lỗi mà mình và đa số người Việt chúng mình thường phát âm sai: Tr

Học Được Gì Năm Đầu Học Đại Học Bên ÚC?

Mình Học Gì ở Đại Học Bên Úc?

Sau một năm đầu học đại học bên Úc, đây là những điều mình nhớ nhất và muốn viết nhanh chia sẻ cùng mọi người.

5 Điều Mình Học được khi học đại học bên này. 

5. Học Về 'Ethics' và 'Environment' - Tạm dịch 'Đạo Đức' và 'Môi Trường' 

Đạo Đức, ngày xưa thế hệ mình được học nhiều ở môn giáo dục công dân ở Việt Nam. Nhưng, 'Đạo Đức' bên này họ dạy ở ngành mình học là 'Marketing' - Business. Họ không dạy bạn cách làm người, họ dạy bạn cách nhìn nhận các vấn đề 'thiếu Đạo Đức' đang diễn ra trong xã hội. Những bài luận của mình luôn luôn có điều kiện này trong bảng chấm điểm. Chiếm ít nhất là 5-15% của bài luận. Ví dụ như vấn đề về 'thiếu cân bằng trong thu nhập giữa nam và nữ là một vấn đề cần được giải quyết', hoặc việc đối xử thiếu công bằng giữa nhân viên muốn làm thêm giờ nhưng doanh nghiệp không cho đủ giờ trung bình của một người đi làm bình thường là một việc thiếu đạo đức. Bạn phải phân tích, nhận xét về vấn đề này.


'Môi Trường' là chủ đề đang rất nóng trên thế giới hiện nay, hội nghị thượng đỉnh khí hậu đang diễn ra từ ngày 31/10 tới ngày 12/11 tại glassgow, scotland, vương quốc Anh.

Ở Việt Nam, những thông tin về môi trường rất hiếm khi được quan tâm và đăng tải, nhưng bên này, đó là điều được nói nhiều nhất trên thời sự và trong trường học. Họ giáo dục thế hệ trẻ, nhắc đến những vấn đề sẽ diễn ra nếu như nhiệt độ trái đất tăng nhanh. Và đương nhiên trong kinh doanh, vấn đề bạn phải nhắc tới đó là ảnh hưởng của doanh nghiệp tới môi trường.

4.  Học từ những thế hệ đi trước - Reference 

Không biết ở Việt Nam mình hiện nay ở các trường đại học có sử dụng 'dẫn chứng' từ những nghiên cứu từ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ như bên này không?

Vì mình đã ra trường hơn 15 năm nên cũng không rõ hệ thống bên mình thế nào. Bên này, khi bạn đang là sinh viên đại học, những lời bạn đưa ra trong bài luận bạn cần phải có dẫn chứng từ các nghiên cứu đã được công nhận từ những chuyên gia trong ngành. Đại thể là, bạn chỉ là một người đi học hỏi kiến thức từ thế hệ đi trước. Bạn không thể chỉ nghĩ ra trong đầu hoặc sao chép từ những bài giảng rồi viết vào bài luận của mình. Bạn cần có những dẫn chứng từ các nguồn thông tin tốt như từ chính phủ, ngành, nghiên cứu, báo chính thức etc. Vì bạn chỉ là bậc thấp nhất trong thang học thức :D. 

Đây là phần mình mất nhiều thời gian nhất của các bài luận, vì khi nghĩ ra được câu trả lời trong bài rồi, mình phải tìm được những bài mà bổ xung cho ý của mình. Dẫn chứng mà hỗ trợ cho ý kiến của mình để tăng phần giá trị. 

Tips: Dành cho những bạn chuẩn bị học, bài luận càng có nhiều dẫn chứng càng được điểm cao nếu ý của bạn tốt. Vì vậy, nếu bạn muốn đạt điểm tối đa hãy dành thời gian tìm dẫn chứng.

3. Viết báo cáo - Write a report.

Viết báo cáo là một phần quan trọng ở các bài luận của ngành mình học. với 8 môn mình đã học năm vừa rồi, môn nào cũng phải viết báo cáo. Báo cáo không được quá dài, không được quá ngắn, cần phải xúc tích và ngắn gọn.

Có lẽ cũng là do tính mình cẩn thận, nên mỗi lần viết xong một bài luận là mình phải chính sửa, nhờ chồng đọc lại để sửa ngữ pháp và câu trong bài luận. Vì đọc nhiều, nên khi viết báo cáo khả năng viết vốn từ vựng của mình tăng lên khá nhiều sau một năm.

Các bài báo cáo trong trường nếu bài luận nhỏ chiếm khoảng 20%-30% điểm thì bài thường là 1.500-2.000 từ. Nhưng các bài điểm chiếm khoảng 50-60% bài báo cáo thường 2.500-3.5000 từ. Có rất nhiều kiến thức trong những bài luận lớn, nhưng bạn phải chọn ra những ý quan trọng nhất.



2.  Làm Việc Nhóm (Teamwork)

Một trong những kỹ năng được rèn luyện nhiều nhất trong đại học bên này đó là làm bài tập nhóm. Hầu hết tất cả các môn đều có bài tập nhóm, làm việc theo nhóm, bài luận etc.

Vì khi bị ghép vào nhóm đầu môn thường là mọi người chưa biết nhau nên được sắp đặt ngẫu nhiên từ nhà trường. Vì vậy chưa biết được ai chịu khó học ai lười học. Tuy nhiên, may mắn là các nhóm mình được ghép vào mọi người đều dễ thương. Đương nhiên không ai hoàn hảo và có thể theo ý mình, nhưng vì nhờ những bài tập nhóm ở trường mà mọi người học được kỹ năng này.

Vì trên thực tế, đâu ai thành công mà có thể đi một mình? Tất cả đều là sự nỗ lực từ nhóm cùng chung ý tưởng. Đó là một trong những kỹ năng mình thấy rất cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, cứ đụng tới làm bài tập nhóm là ai cũng nhăn mặt.


1. Tự phản chiếu - (Reflection) tạm dịch vậy thôi chứ mình chưa kiếm được từ tiếng Việt chuẩn nha.

Một trong những kỹ năng quan trọng mà được coi là quan trọng ở bên này đó là sự tự phản chiếu, suy ngẫm sau mỗi môn học.

Bạn phải viết lại những gì bạn đã học (chỉ chọn những điểm chính nhé) đa số là từ việc làm bài tập nhóm. Bạn chọn một tới 3 sự kiện đã diễn ra, nêu ra lý do tại sao nó lại diễn ra như vậy. Và bạn có thể làm thế nào để việc được diễn ra tốt hơn cho những lần sau. Đương nhiên tất cả những câu trả lời của bạn đều cần phải có những trích dẫn từ những nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ hoặc ngành etc. để hỗ trợ cho câu trả lời của bạn.

Đây là kỹ năng cần thiết bởi khi bạn có thể suy ngẫm và đánh giá những việc đã diễn ra, hiểu được lý do và nêu là những lời gợi ý cho lần sau tốt hơn. Nó không chỉ tốt cho công việc mà còn trong cuộc sống vì vậy kỹ năng này được đưa vào đa số các bài luận.

Giống như người Việt mình hay có câu "biết sai để sửa". Bên này không cần phải sai, họ luôn nghĩ những điều bạn làm luôn có những cách làm tốt hơn. 

Ở các trường Đại Học ở Việt Nam mình có dạy hết những kỹ năng này không mọi người? Mọi người comment ở dưới chia sẻ để mình biết với nha. Do 15 năm trước mình đi học thì không có nhưng có lẽ giáo dục đã thay đổi rất nhiều rồi. 

Blog mình viết bằng tiếng Anh tại link: https://thusmiles.com/blogs/life-in-australia-a-day-back-to-school 


Nhận xét