Chuyển đến nội dung chính

Blog Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh

Mình muốn viết bài chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh này khá lâu rồi. Từ ngày qua Úc sống và đi học mới phát hiện ra trước giờ tiếng Anh của mình phát âm sai khá nhiều. Mình được điểm nhất đó là rất tự tin trong giao tiếp (Mặc dù giờ biết mình vẫn luôn nói sai những âm đó, không sao tự tin là được) 😅 Nội dung bài viết:    Lỗi phát âm đa số người Việt thường mắc p Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh hải trong tiếng anh Cách khắc phục các lỗi   Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả Trước tiên, mình muốn chia sẻ về các lỗi sai mà mình thường mắc phải khi mình còn ở Việt Nam (và hiện tại nếu không chú ý). Hy vọng khi bạn đọc tới có thể tự phát hiện ra liệu mình có phát âm sai như mình hay không? Sau đó, mình sẽ chia sẻ cách mình cải thiện những âm tiết đó như thế nào? Bạn cũng có thể quan tâm tới bài viết mình chia sẻ về cách học tiếng anh ở phần 2 này:  Chia sẻ kinh nghiệm tự học tiếng anh giao tiếp #1. Lỗi mà mình và đa số người Việt chúng mình thường phát âm sai: Tr

Kinh nghiệm xin visa 309/100 Úc Phần 1

Chia sẻ kinh nghiệm tự mình xin visa 309/100 Úc

Sau thời gian xin visa định cư Úc theo diện vợ chồng visa: 309/100 thời gian chờ đợi và làm thủ tục mình kiếm tìm thông tin chia sẻ bằng tiếng việt không hề có bài chia sẻ nào về kinh nghiệm của các chị đã làm chia sẻ. Tìm kiếm bằng tiếng anh thì đa số là các bạn ở nước ngoài (Anh, Canada và Ấn độ là nhiều...) chia sẻ nhưng thủ tục và kinh nghiệm của họ đều khác xin từ Việt Nam. Mình sẽ chia sẻ chính kinh nghiệm của bản thân để có thêm nhiều thông tin cho các bạn làm visa dạng này, đang bắt đầu làm hoặc thời gian chờ đợi, thời gian chờ đợi là thời gian kinh khủng và dễ gây tâm lý căng thẳng, mọi người mà đang trong thời gian này thì cố gắng bình tĩnh và tốt nhất nên tư làm cho bản thân mình bận rộn và ít nghĩ đến nhất càng tốt.
Link chia sẻ kinh nghiệm xin visa 309/100 Úc phần 2https://www.guruthu.com/2019/05/kinh-nghiem-xin-visa-309100-uc-phan-1.html
Bạn đã có visa và chuẩn bị sang Úc, bạn nên đọc 5 điều cần làm khi mới nhập cư Úc để chuẩn bị hành trang nhé: http://www.guruthu.com/2019/05/5-ieu-can-lam-khi-moi-nhap-cu-uc.html

Lời khuyên của mình trong thời gian này là:
Tập Yoga hoặc tham gia bất cứ mốn thể dục, môn thiền, bơi.... như mình là Yoga nó đã giúp cho mình vượt qua thời gian này rất hiệu quả, công việc kinh doanh cũng làm mình bận hơn và ít nghĩ tới hơn, nhưng mà đúng là chờ đợi để đi nên kinh doanh cũng không dám đầu tư vào quá mạnh tay, lúc này mình chia thơi gian ra đặt mục tiêu 1 tháng thôi - Không đặt thời gian quá lâu do sợ mình đang dở dang công việc có visa là bỏ lỡ, nhưng nếu 1 tháng một khi có visa mình vẫn có thể kết thúc được kế hoạch của mình trước khi đi.

Visa 309/100 theo như hồ sơ mình làm là visa di trú theo diện hôn nhân kết hôn có chồng hoặc vợ là người Úc, quốc tịch Úc hoặc News Zealand mà sống ở Úc (cái này mình không rõ lắm nha, do là trường hợp của mình thì chồng mình là công dân Úc.
Về visa này các bạn tự search là sẽ ra thông tin chi tiết

Phần 1: Thủ tục và hồ sơ chuẩn bị (kết hôn với vợ hoặc chồng là công dân Úc)
Mỗi năm luật di trú sẽ thay đổi khác nhau, nên mọi người cập nhật vào website chính thức của chính phủ Úc tại: https://immi.homeaffairs.gov.au để cập nhật thông tin mới nhất khi làm hồ sơ.
Thường các thủ tục từ tiếng việt qua tiếng anh sẽ yêu cầu dịch thuật công chứng, khi đó mình cũng không biết là có thể công chứng ở đâu để được tin tưởng, công chứng tư hay nhà nước. Do tự làm hồ sơ nên mình đã chọn công chứng ở nhà nước, như mình là phòng công chứng dịch thuật của thành phố, quận miễn là có dấu đỏ của cơ quan nhà nước.
Những hồ sơ quan trọng mình phải tới công chứng lãnh sự để đảo bảo yên tâm do tự làm hồ sơ nên những phần này mình cứ cẩn thận là hơn.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì sẽ có list những gì bạn cần chuẩn bị, cứ đọc thật kỹ để không bỏ sót, để yên tâm hơn bạn nên đặt lịch hẹn với VFS Global để hỏi xin chi tiết danh sách những hồ sơ cần chuẩn bị, nếu các bạn ở tỉnh lẻ thì sẽ phải tới văn phòng của họ ở Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh và đặc biệt phải đặt lịch hẹn trước mới có thể gặp để hỏi thông tin.

Mọi người cũng đừng căng thẳng quá, VFS Global là một bên do chính phủ Úc ký kết để nhận hồ sơ xin visa đi Úc thôi họ không có chức năng, vai trò hoặc quyết định tới visa của mình, họ chỉ thay bên đại sứ quán và lãnh sự quán nhận hồ sơ sau đó họ sẽ gửi về lãnh sự quán Úc.

Do khi mình lên văn phòng của VFS Global thấy có nhiều người rất căng thẳng và lo lắng, mình cứ chuẩn bị hết các câu hỏi mình cần hỏi, sẽ có những thông tin mà bên họ không được phép trả lời nhưng mình cứ chuẩn bị trước rồi hỏi để không bị sót các nội dung mình chưa chắc chắn, bản thân mình viết ra rồi mà lên đó cũng rối và quên một số câu hỏi.

Tất cả các hồ sơ mình làm đều theo trình tự danh sách mà chính phủ Úc yêu cầu, có phần chứng minh về mối quan hệ, mọi người nên chup lại tất cả các nội dung nói chuyện, nhắn tin, ảnh chung của hai người để chứng minh mối quan hệ của bạn là có thật và bền vững. Copy tất cả nội dung mọi người có rồi cho vào đĩa CD, cẩn thận hơn nữa thì mọi người in ra rồi cho vào một cuốn sổ có ghi chú phía dưới để dễ hơn.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ thì nên kiểm tra cẩn thận thêm lần nữa để tránh sót hồ sơ vì mỗi lần lên nộp hồ sơ giấy tớ thiếu là sẽ mất thêm chừng 450.000đ = 25USD mà quá trình bổ sung hồ sơ có thể dẫn đến hồ sơ bị duyêt lâu hơn do bên lãnh sự vẫn chờ hồ sơ thiếu, theo mình thì chậm nhưng chắc chắn.

Khi hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn lịch nộp hồ sơ với VFS Global để nộp hồ sơ và phí, mang tiền mặt hoặc mang thẻ và thanh toán qua thẻ, nhưng khi thanh toán qua thẻ sẽ mất 3% cho thẻ visa và 4% cho thẻ master, mình không rõ là thẻ nội địa có được chấp nhận không nữa. Mình mang tiền mặt nha, nhân tỉ giá cao hơn so với tỉ giá ngân hàng để mang dư tiền ra nha mọi người.

Lưu ý hồ sơ của con phụ thuộc với người nộp hồ sơ (Tức là con riêng phụ thuộc của vợ hoặc chồng người nộp hồ sơ di trú dưới 16 tuổi)
Sẽ có những yêu cầu cụ thể dành cho trẻ em dưới 16 tuổi phụ thuộc vào người xin visa. Cụ thể là giấy tờ quan trọng sau:
- Giấy đồng ý cho con đi di trú cùng cha/mẹ của trẻ em (phải có dấu xác nhận của xã, phường nơi thường trú hoặc tạm trú của người ký giấy) Nếu được thì nên có dấu xác nhận của xã, phường trên hộ khẩu càng tốt.
*Mình cho dấu sao ở đây để mọi người lưu ý rằng sẽ không có bất cứ form mẫu chuẩn nào của tờ đơn này, mọi người có thể nhờ luật sư hoặc người hiểu biết về pháp luật, đơn từ soạn thảo bằng tiếng việt hộ, nhưng tốt nhất là có chữ: Đồng ý cho con...... (có họ tên đầy đủ và ngày tháng năm sinh của trẻ em).... đi ''Di Trú" cùng mẹ/bố..... (Đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh và có số chứng minh thư nhé)
Mình sẽ để nội dung của đơn thư này ở phía dưới để mọi người tham khảo để đảm bảo rằng tờ đơn này có giá trị pháp lý và đúng như yêu cầu của bên Chính Phủ Úc.

- Sổ hộ khẩu của người ký giấy đồng ý cho con di trú cùng người nộp hồ sơ (phô tô công chứng xác nhận của phường, xã hoặc cơ quan công chứng)
- Chứng minh thư của người ký giấy đồng ý cho con đi di trú cùng người nộp hồ sơ (phô tô công chứng xác nhận của phường, xã hoặc cơ quan công chứng)
Có thể bổ sung thêm quyết định của tòa án khi ly hôn, có dịch thuật và công chứng.

Mình phải chờ gần 6 năm để có được sự đồng ý của bố đẻ của con đồng ý cho con đi di trú cùng mẹ.

Mỗi trường hợp đều khác nhau cuối cùng hãy nghĩ đến tương lai của con trẻ, nếu cháu có môi trường sống và giao dục tốt hơn thì hãy nghĩ đến con trẻ.

Mới ly hôn khoảng 1-3 năm những quyết định đưa ra có thể mang tính cảm xúc nhưng thời gian trôi qua hãy lắng đọng và nghĩ tới lợi ích của con trẻ, điều này rất cần sự kiên nhẫn của người cha hoặc người mẹ muốn cho con đi cùng.

Thời gian trôi đi không hề dễ dàng, nhưng hãy nghĩ theo hướng tích cực nhất có thể. Mình đã chọn cách ở bên con và chợ đợi để được đi cùng con, mình đã nghĩ có lẽ phải chờ tới khi con 18 tuổi. Nhưng may mắn là bố cháu đã suy nghĩ được và cho cháu cơ hội được đi học ở môi trường giáo dục tốt hơn.

Có những trường hợp sau ly hôn không thể ngồi lại và nói chuyện được với nhau thì mình khuyên nên nhờ luật sư, hoặc một người trung gian là người công tâm làm cầu nối (đương nhiên là trên tinh thần hợp tác,và phân tích đúng sai, thiệt hơn. Luật sư cũng là người giúp giảng hòa các mối quan hệ chứ không phải luật sư là kiện tụng hoặc tranh chấp).

Nếu ở bên các nước phát triển nếu bố mẹ không thể thống nhất để đi đến quyết định chung thì sẽ có luật pháp hỗ trợ, sẽ có một phiên tòa để đưa ra quyết định cho con đi nếu như người nộp hồ sơ có thể chứng minh được mang lại cho đứa trẻ điều kiện, môi trường sống tốt để phát triển.... Nhưng ở Việt Nam mình thì vẫn chưa có bộ phận tòa án làm việc này.

Mong rằng sau này luật pháp Việt Nam công tâm sẽ có phiên tòa như thế này để nhằm đảm bảo lợi ích của trẻ em.

Phần sau mình sẽ viết tiếp về thơi gian cũng như quá trình nhé!

Dưới đây là phần nội dung của lá đơn gợi ý:
Tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống đều có lý do riêng của nó. 






Nhận xét